Các hình thức đào tạo nghề tại Đức

1. Học nghề (Ausbildung) là gì?

Ausbildung là một hình thức đào tạo nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết chuyên môn và trong thực tiễn để có thể hành nghề cụ thể. Du học nghề Ausbildung tại Đức đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ Việt. Tại Đức có 03 hình thức đào tạo nghề, gồm: đào tạo nghề vừa học vừa làm (duale (betriebliche) Ausbildung), đào tạo tại trường nghề (schulische Ausbildung) hay đào tạo đại học hệ song hành (duales Studium)? Bạn vẫn chưa biết hình thức đào tạo nào phù hợp với mình? Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa các hình thức đào tạo nghề qua bài viết này.

2. Những hình thức đào tạo nghề

Hiện nay có hơn một triệu người học nghề tại Đức. Đào tạo nghề song hành (duale/betriebliche Ausbildung) đào tạo tại trường nghề (schulische Ausbildung) là hai hình thức đào tạo nghề phổ biến. Bên cạnh đó, đào tạo đại học hệ song hành (duales Studium) cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hình thức này cũng ngày càng được nhiều bạn trẻ Việt quan tâm và lựa chọn. Đào tạo đại học hệ song hành có nhiều điểm chung với hình thức đào tạo nghề vừa học vừa làm do tính liên quan đến thực tiễn cao và các giai đoạn xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành.

2.1. Đào tạo nghề song hành (Duale/betriebliche Ausbildung)

Duale Ausbildung (đào tạo nghề kép) là lá cờ tiên phong cho đào tạo nghề tại Đức. Phần lớn người Việt chọn theo học duale Ausbidlung, trong đó các giai đoạn học lý thuyết trong trường dạy nghề và các giai đoạn thực hành (công ty đào tạo) xen kẽ và bổ sung cho nhau một cách đều đặn.

Bên cạnh có hàng hà vô số nghề đào tạo để lựa chọn, hình thức đào tạo này còn mang lại nhiều lợi thế khác. Bạn có thể tham khảo thêm những ngành nghề được nhiều người Việt lựa chọn tại đây. Bạn có thể cũng nhận thêm nhiều thông tin về duale Ausbildung khi đến tư vấn tại Café Deutsch.

2.2. Đào tạo tại trường nghề (Schulische Ausbildung)

Đào tạo tại trường nghề chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xã hội, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe. Việc đào tạo hoàn toàn diễn ra ở trường dạy nghề – một số là trường tư nhân, một số khác là học viện kỹ thuật. Khác với đào tạo nghề song hành, sẽ không có giai đoạn thực tập thực tế tại doanh nghiệp trong hình thức này. Nhưng thay vào đó, bạn cũng có các kỳ thực tập tùy thuộc vào khóa đào tạo ngành nghề mình chọn.

2.3. Đào tạo đại học hệ song hành (Duales Studium)

Đào tạo đại học hệ song hành (duales Studium) ngày càng trở nên phổ biến và hàng năm đều có rất nhiều ngành đào tạo mới được đưa vào áp dụng. Đào tạo đại học hệ song hành là sự kết hợp giữa học nghề và học nghiên cứu, với mức độ phù hợp thực tế cao và lý thuyết chuyên môn sâu rộng. Tính thực tiễn cao là một ưu điểm lớn so với hình thức đào tạo truyền thống.

Thay vì học ở trường nghề, bạn sẽ theo học tại một trường đại học ứng dụng các phần lý thuyết, tất nhiên là yêu cầu sẽ khắt khe hơn một chút. Điều đặc biệt của đào tạo đại học hệ song hành là khi kết thúc đào tạo, bạn nhận được chứng chỉ hoàn thành đào tạo nghề (abgeschlossene Berufsausbildung) và bằng cử nhân (Bachelor).

4. So sánh sự khác biệt giữa những hình thức đào tạo nghề

Đào tạo nghề song hành, đào tạo nghề ở trường nghề hay đào tạo đại học hệ song hành? Các bạn trẻ khi quyết định du học nghề tại Đức đều phải đứng trước câu hỏi này – và đưa ra một câu trả lời ngay lập tức quả không hề dễ dàng.
Các điểm khác biệt lớn giữa các hình thức đào tạo này là ở thời gian đào tạo, địa điểm học tập, chi phí và tiền thù lao đào tạo. Để bạn có cái nhìn bao quát hơn, Café Deutsch gửi đến bạn một bảng so sánh giữa các hình thức đào tạo. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra lựa chọn loại hình đào tạo phù hợp với bản thân.

Đào tạo nghề song hành Đào tạo tại trường nghề Đào tạo đại học hệ song hành
Hình thức
Học tập ở HAI nơi: ở trường nghề (Berufsschule) và doanh nghiệp đào tạo (Ausbildungsbetrieb)
CHỈ học tập ở trường dạy nghề (Fachschule), có thể thực tập tại doanh nghiệp (Praktika)
Lý thuyết chuyên môn tại trường đại học (Hochschule) và kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp (Praxisbetrieb)
Các ngành nghề đào tạo
khoảng 330 nghề đào tạo, tập trung vào thương mại và công nghiệp-kỹ thuật
chủ yếu các ngành nghề y tế, xã hội hoặc truyền thông
đa dạng lĩnh vực đào tạo: kinh tế, thiết kế, công nghệ thông tin, ngân hàng, marketing, …
Thời gian đào tạo
2 – 3 năm
1 – 3,5 năm
3 năm
Học phí
miễn phí
một phần nào đó
miễn phí
Tiền lương
trợ cấp đào tạo hàng tháng
không có thù lao, trừ một số trường hợp ngoại lệ
tiền lương cố định hàng tháng
Nội dung
Đào tạo ở doanh nghiệp thường rất cụ thể và thực tế.
Cung cấp kiến thức tổng quát, ít đi sâu vào thực tiễn công việc, do đó cũng có nhiều cơ hội để học tập phát triển thêm
Đào tạo ở doanh nghiệp thường rất cụ thể, thực tế và chuyên sâu.
Lợi ích
tính thực tiễn cao; trợ cấp đào tạo; công nhận bằng cấp
học ở trường lớp; có nhiều thời gian học lý thuyết
mức lương tốt; tốt nghiệp 02 bằng cấp; tính thực tiễn cao

Bài viết liên quan

Các hình thức đào tạo nghề tại Đức

Các hình thức đào tạo nghề tại Đức 1. Học nghề (Ausbildung) là gì? Ausbildung là một hình thức đào tạo nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết chuyên môn và trong thực tiễn để có thể hành nghề cụ thể. Du học nghề Ausbildung tại...

Read More

05 ngành nghề phù hợp với người Việt Nam

Nhu cầu tuyển dụng du học sinh học nghề tại Đức đang rất cao. Hiện nay đang có hơn 350 ngành nghề đào tạo để cho những bạn đang có nguyện vọng du học nghề tại Đức lựa chọn. Một trong những ngành nghề phù hợp và được nhiều bạn...

Read More

03 nhóm ngành đào tạo nghề tại Đức

Bạn vẫn chưa có thông tin về nhóm ngành đào tạo nghề? Bài viết này cung cấp cho bạn thông tin 03 nhóm ngành đào tạo nghề tại Đức. Có 03 nhóm ngành chính: các nghề kỹ thuật, các nghề xã hội, các nghề thương mại. Cùng tham khảo nhé!

Read More